Cơ học lượng tử Động_lượng

Trong cơ học lượng tử, động lượng của một hệ, đặc trưng bởi một hàm trạng thái, là kết quả thu được từ một phép đo, thực hiện bởi áp dụng toán tử lên hàm trạng thái đó. Toán tử này gọi là toán tử động lượng.

Với hệ vật lý là một hạt không có điện tíchspin, toán tử động lượng có thể được viết trên hệ cơ sở vị trí là:

p = ℏ i ∇ = − i ℏ ∇ {\displaystyle \mathbf {p} ={\hbar \over i}\nabla =-i\hbar \nabla }

với ∇ {\displaystyle \nabla } là toán tử građiên, ℏ {\displaystyle \hbar } là hằng số Planck rút gọn, và i {\displaystyle i} là đơn vị ảo (căn bậc hai của -1).

Động lượng xuất hiện trong nguyên lý bất định của Heisenberg, trong đó nói rằng không thể cùng một lúc đo chính xác (không có sai số) động lượng và vị trí của một hệ lượng tử. Động lượng và vị trí là hai đại lượng có thể tráo đổi nhau trong cơ học lượng tử.